Quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
Mục lục bài viết
1. Các nhiệm vụ sử dụng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 90 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 03 nhiệm vụ cần sử dụng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội:
1.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội
Do chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội nói chung thường xuyên thay đổi, phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước. Vì vậy, nếu người lao động, người sử dụng lao động hay kể cả cơ quan quản lý không thường xuyên cập nhật thông tin thì khó tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật mới liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để đảm bảo công tác quản lý bảo hiểm xã hội cũng như quyền và lợi ích của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đưa các chi phí thực hiện này trở thành một trong những chi phí quản lý cơ bản của bảo hiểm xã hội.
1.2. Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội
Trong công tác quản lý bảo hiểm xã hội phải thường xuyên cải cách, đổi mới nhằm đáp ứng sự thuận tiện, nhanh chóng trong thủ tục bảo hiểm xã hội.
Cải cách ở đây nằm ở thủ tục bảo hiểm xã hội và hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, hiểu theo nghĩa là giảm thiểu những yếu tố rườm rà, không cần thiết để hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội vận hành một cách khách quan hơn, minh bạch hơn, và dễ quản lý hơn.
Việc thay đổi này thường mất thời gian và tốn kém, các chi phí này cũng được coi là chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, việc phát triển và quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội cũng tốn nhiều chi phí do số lượng đối tượng tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội lớn.
1.3. Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp
Tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp là khoản chi phí quản lý thường xuyên, liên tục nhất, do các hoạt động này được thực hiện một cách thường xuyên, định kỳ để duy trì các công việc, nhiệm vụ của các chủ thể quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Quy định nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ
Theo Khoản 2 Điều 90 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này được trích từ tiền sinh lời trong hoạt động đầu tư quỹ hằng năm.
Hoạt động đầu tư quỹ hằng năm là hoạt động trích tiền của Quỹ bảo hiểm xã hội để thực hiện đầu tư sinh lời ổn định hằng năm. Thông thường đây là các khoản đầu tư an toàn, tuy nhiên, để quản lý tốt nguồn thu, nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ, định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 82 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 05 nguồn hình thành của Quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm:
- Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014
- Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014
- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ
- Hỗ trợ của Nhà nước
- Các nguồn thu hợp pháp khác
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com