Quy định về cách tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tức ta có công thức:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
– Không phải là tiền lương thực tế mà người lao động nhận được vì người lao động nhận tiền lương sau khi đã trừ khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và khoản nộp thuế thu nhập cá nhân.
– Xác định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Đối với người lao động thuộc chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm, quân hàm và các khoản phụ cấp phục vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật về lao động (bao gồm mức lương theo công việc, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác)
2. Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
– Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội được xác định dựa trên thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm của người lao động:
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày 01/01/1995: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu
+ Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/01/2025 trở đi: Bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động
– Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động có toàn bộ thời gian đóng bao rhieemr xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định bằng trung bình tiền lương (làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội) của tất cả các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Tức bằng: [(Lương tháng đầu tiên làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội +…+ Lương tháng cuối cùng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội)/số tháng đóng bảo hiểm xã hội]
– Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được xác định như sau:
Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội = [Tổng số lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ Nhà nước quy định + Tổng số lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định] / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
– Số tháng đóng bảo hiểm xã hội bao gồm các tháng nghỉ thai sản được coi là tháng đóng bảo hiểm xã hội (dù người lao động và người sử dụng lao động đều không đóng bảo hiểm xã hội) trong trường hợp người lao động nghỉ thai sản quá 14 ngày trong tháng.
3. Quy định tỷ lệ lương hưu hằng tháng mà người sử dụng và người lao động
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về cách tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com