Quy định về các trường hợp người sử dụng lao động phải đóng và không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động của mình năm 2023

Các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Quy định về các trường hợp người sử dụng lao động phải đóng và không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động của mình

Quy định về các trường hợp người sử dụng lao động phải đóng và không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động của mình

1. Các trường hợp người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động

Căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2 Điều 86 và Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, các trường hợp người sử dụng của người lao động thuộc các nhóm sau đây phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động của mình:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (đối với Quỹ đau ốm và thai sản, Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất)

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu (đối với Quỹ đau ốm và thai sản, Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất)

– Cán bộ, công chức, viên chức (đối với Quỹ đau ốm và thai sản, Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất)

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng lương (đối với Quỹ đau ốm và thai sản, Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất)

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân (đối với Quỹ đau ốm và thai sản, Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất)

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu theo học hưởng sinh hoạt phí (đối với Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Quỹ hưu trí và tử tuất)

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (đối với Quỹ hưu trí và tử tuất)

Quy định về các trường hợp người sử dụng lao động phải đóng và không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động của mình

2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình

– Người lao động không làm việc và không nhận lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó (người lao động có thể ngừng làm việc cho người sử dụng lao động trong một thời gian nhất định). hoặc nghỉ việc riêng, nghỉ không lương, ngừng làm việc vì lý do khách quan). Tuy nhiên, trường hợp nghỉ thai sản trên 14 ngày trong tháng vẫn được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội dù trên thực tế người lao động và người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội.

– Người lao động không còn làm việc cho người sử dụng lao động

– Người lao động nghỉ hưu để hưởng lương hưu (ví dụ: người lao động nghỉ hưu vào tháng mà người lao động không làm việc quá 16 ngày thì tháng này không được tính là tháng đóng bảo hiểm xã hội)

Quy định về các trường hợp người sử dụng lao động phải đóng và không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động của mình

3. Đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng

Căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ, phương thức đầu tiên mà người lao động có thể sử dụng là đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng, tức mỗi tháng người lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội một lần vào Quỹ hưu trí và tử tuất theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Đây là phương thức phổ biến nhất trong các phương thức đóng bảo hiểm xã hội.

4. Quy định đóng bảo hiểm xã hội 03 tháng một lần

Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ, người lao động có thể lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 03 tháng một lần (nếu đăng ký phương thức này), tức đóng bảo hiểm xã hội cho 03 tháng một lần, hay một năm 04 lần đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về các trường hợp người sử dụng lao động phải đóng và không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động của mình

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook