Quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

4. Một số trường hợp đặc biệt được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
Căn cứ vào Điều 25 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, cần chú ý một số trường hợp đặc biệt mà người lao động hoặc thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:
4.1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ năm nhưng còn thiếu không quá 06 tháng mà bị chết
Trường hợp này người lao động về cơ bản chưa đạt đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng do thời gian đóng bảo hiểm còn thiếu không nhiều (tối đa nửa năm – 06 tháng) nên chỉ cần thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
– Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội và người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
– Còn thiếu không quá 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chết
– Có thân nhân đủ điều kiện để hưởng chế độ tuất hằng tháng
Thì việc hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của thân nhân đó được thực hiện như sau:
– Thân nhân được quyền lựa chọn đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào Quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng là 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi chết (hoặc trước khi nghỉ việc đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) để giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng.
– Thân nhân nếu không đóng bảo hiểm xã hội thay cho các tháng còn thiếu của người lao động thì được giải quyết trợ cấp tuất một lần.
Quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
4.2. Trường hợp người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ
Có 02 trường hợp người lao động thuộc nhóm này là:
– Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động
– Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng cho cán bộ xã, phường, thị trấn (quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ)
Đây về cơ bản cũng không phải là trường hợp người lao động được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014. Tuy nhiên, nếu thân nhân của các nhóm đối tượng này đủ điều kiện để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng (theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014) thì vẫn được giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng.
4.3. Trường hợp thân nhân người lao động (thuộc diện phải xác định mức suy giảm khả năng lao động) không phải đi giám định mức suy giảm khả năng lao động
Căn cứ vào Khoản 4 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, thân nhân Người lao động thuộc đối tượng phải xác định mức suy giảm khả năng lao động phải chủ động tự mình kiểm tra mức suy giảm khả năng lao động trong một thời gian nhất định.
Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc được cấp giấy chứng nhận thương tật đặc biệt nặng thì không cần thiết phải đi giám định mức độ làm việc trở lại (để xác định điều kiện thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng) nhưng không đáp ứng điều kiện là thân nhân bị suy giảm khả năng lao động. (Theo Khoản 4 Điều 25 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com