Quy định về các nguồn hình thành của Quỹ bảo hiểm xã hội
Mục lục bài viết
1. Các nhiệm vụ sử dụng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 90 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 03 nhiệm vụ cần sử dụng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội:
1.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội
Do chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội nói chung thường xuyên thay đổi, phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước. Vì vậy, nếu người lao động, người sử dụng lao động hay kể cả cơ quan quản lý không thường xuyên cập nhật thông tin thì khó tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật mới liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội cần được thực hiện thường xuyên, liên tục để đảm bảo công tác quản lý bảo hiểm xã hội cũng như quyền và lợi ích của các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đưa các chi phí thực hiện này trở thành một trong những chi phí quản lý cơ bản của bảo hiểm xã hội.
1.2. Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội
Trong công tác quản lý bảo hiểm xã hội phải thường xuyên cải cách, đổi mới nhằm đáp ứng sự thuận tiện, nhanh chóng trong thủ tục bảo hiểm xã hội.
Cải cách ở đây nằm ở thủ tục bảo hiểm xã hội và hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, hiểu theo nghĩa là giảm thiểu những yếu tố rườm rà, không cần thiết để hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội vận hành một cách khách quan hơn, minh bạch hơn, và dễ quản lý hơn.
Việc thay đổi này thường mất thời gian và tốn kém, các chi phí này cũng được coi là chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, việc phát triển và quản lý đối tượng tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội cũng tốn nhiều chi phí do số lượng đối tượng tham gia và thụ hưởng bảo hiểm xã hội lớn.
1.3. Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp
Tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp là khoản chi phí quản lý thường xuyên, liên tục nhất, do các hoạt động này được thực hiện một cách thường xuyên, định kỳ để duy trì các công việc, nhiệm vụ của các chủ thể quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 82 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 05 nguồn hình thành của Quỹ bảo hiểm xã hội, bao gồm:
2. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động của mình theo mức mà pháp luật quy định, mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động cũng cao hơn so với mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Vì vậy có thể coi nguồn thu từ hoạt động đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động là một nguồn thu lớn và thường xuyên cho Quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014
Ngoài người sử dụng lao động, người lao động cũng có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện (nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện). Mức đóng dựa trên mức lương của người lao động nên thông thường mức đóng của người lao động không giống nhau.
Tuy vậy số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội rất lớn, việc đóng bảo hiểm xã hội lại phải thực hiện thường xuyên, liên tục qua các tháng, năm, nên nguồn thu từ hoạt động đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vô cùng lớn.
4. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ
Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội là việc trích tiền từ nguồn thu khác của Quỹ để đầu tư phát triển Quỹ. Việc đầu tư phát triển Quỹ phải được thực hiện theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, thu hồi được vốn đầu tư, do đó, nguồn thu từ hoạt động này cũng tương đối ổn định (tính theo năm). Nguồn thu này cũng được sử dụng trong nhiều hoạt động quan trọng của cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội như hỗ trợ phòng ngừa rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay quản lý bảo hiểm xã hội.
5. Hỗ trợ của Nhà nước
Ngoài 03 nguồn thu chính trên, Quỹ bảo hiểm xã hội cũng được sự hỗ trợ của Nhà nước trong trường hợp thất thoát Quỹ, mất cân bằng Quỹ hoặc đơn giản là một khoản hỗ trợ giúp các chủ thể tham gia Quỹ bảo hiểm xã hội ổn định trong tình hình kinh tế – xã hội có sự thay đổi. Nguồn thu này có thể không lớn và không thường xuyên nhưng là nguồn thu quan trọng, nhất là trong thời điểm quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội trở nên khó khăn.
6. Các nguồn thu hợp pháp khác
Ngoài các nguồn thu trên, Quỹ bảo hiểm xã hội còn có các nguồn thu khác. Các nguồn thu này có thể là hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước hoặc các khoản bổ sung nhỏ.
Các nguồn thu này không đóng vai trò lớn góp phần hình thành Quỹ bảo hiểm xã hội cũng như không phải là các nguồn thu thường xuyên. Tuy nhiên, các nguồn thu bổ sung cũng rất quan trọng, góp phần phát triển và cân bằng Quỹ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hoạt động đầu tư gặp rủi ro và không thể sinh lời như kế hoạch.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về các nguồn hình thành của Quỹ bảo hiểm xã hội
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com