Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 4)

Điều kiện hưởng chế độ bệnh binh

Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội

 Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 1); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 2); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 3) đã giới thiệu về 04 hành vi liên quan đến bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động mà pháp luật về bảo hiểm xã hội nghiêm cấm

Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 1); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 2); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 3) đã giới thiệu về 04 hành vi liên quan đến bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động mà pháp luật về bảo hiểm xã hội nghiêm cấm.

Căn cứ vào Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 08 hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội. Sau đây chúng tôi xin trình bày về hành vi bị nghiêm cấm này.

  1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
  2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
  3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
  4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

 

Quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật

 Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 1); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 2); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 3) đã giới thiệu về 04 hành vi liên quan đến bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động mà pháp luật về bảo hiểm xã hội nghiêm cấm

5.1. Chủ thể của hành vi sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật

Chủ thể của hành vi sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật là người có trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý bảo hiểm xã hội, làm việc cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam các cấp (huyện, tỉnh, trung ương).

 Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 1); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 2); Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội là gì? (Phần 3) đã giới thiệu về 04 hành vi liên quan đến bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động mà pháp luật về bảo hiểm xã hội nghiêm cấm

5.2. Hành vi sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật và xử lý

Các hành vi sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật rất đa dạng.

Quỹ bảo hiểm xã hội, căn cứ vào Khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, là quỹ tài chính độc lập với Ngân sách Nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Tương tự, căn cứ vào Khoản 4 Điều 3 Luật việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, quỹ bảo hiểm thất nghiệp là quỹ mà người sử dụng lao động đóng cho người lao động nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hồ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm.

Điều 84 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 có quy định về việc sử dụng bảo hiểm xã hội:

– Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động

– Sử dụng chi phí quản lý bảo hiểm căn cứ vào đúng các mục đích: Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội; cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội; tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.

– Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành

– Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ

Do đó, chỉ cần không thực hiện đúng các hoạt động sử dụng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thì đã bị coi là sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

Trong trường hợp này, người có nhiệm vụ quản lý về bảo hiểm xã hội có thể bị xử lý kỷ luật căn cứ vào Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 của Chính phủ.

Nếu vi phạm đến mức bị xử lý hình sự thì chủ thể của bảo hiểm xã hội phải bị xử lý về tội chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, công ty…

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo hiểm xã hội

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook