Quy định về Bảo hiểm xã hội tỉnh năm 2023
Bảo hiểm xã hội tỉnh là một trong 02 cơ quan Bảo hiểm xã hội tại địa phương. Vậy Bảo hiểm xã hội tỉnh là gì? Cơ cấu tổ chức Bảo hiểm xã hội tỉnh như thế nào?.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội tỉnh
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/08/2020 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội tỉnh là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp địa phương thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (trong hệ thống quản lý theo chiều dọc) ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/08/2020 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, tức:
– Được thành lập hợp pháp
– Có con dấu riêng
– Có tài khoản riêng và trụ sở riêng
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Có các phòng chức năng trực thuộc, các phòng này có chức năng rõ ràng
2. Cơ cấu tổ chức
Bảo hiểm xã hội tỉnh bao gồm:
– Phòng Chế độ bảo hiểm xã hội
– Phòng Giám định bảo hiểm y tế
– Phòng Quản lý thu
– Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng
– Phòng Cấp sổ, thẻ
– Phòng Tổ chức cán bộ
– Phòng Kế hoạch – Tài chính
– Phòng Thanh tra – Kiểm tra
– Phòng Công nghệ thông tin
– Văn phòng (chịu quản lý, điều hành trực tiếp từ Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh)
– Riêng đối với Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội va Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh: ngoài 10 phòng trên còn thành lập phòng quản lý hồ sơ và tách Phòng Giám định bảo hiểm y tế 1 và Phòng Giám định bảo hiểm y tế 2
3. Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh
– Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có trách nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó trưởng phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh theo tiêu chuẩn chức danh và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành),
tài chính, tài sản thuộc phạm vi Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (ban hành quy chế làm việc, chế độ thông tin, báo cáo, đánh giá phân loại tập thể và cá nhân của Bảo hiểm xã hội tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó).
– Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội (số lượng bình quân không quá 03 người, riêng Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 người): Giúp sức Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện các công việc, nhiệm vụ của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh (trong nhiều trường hợp được ủy quyền thực hiện thay công việc cho Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh).
Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/08/2020 của Chính phủ, trách nhiệm của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh bao gồm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc.
4. Quy định khái niệm Bảo hiểm xã hội huyện
Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 89/2020/NĐ-CP ngày 04/08/2020 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội huyện là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp địa phương thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (trong hệ thống quản lý theo chiều dọc) ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài sản, trụ sở riêng.
Chú ý: Bảo hiểm xã hội huyện không được tổ chức tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đóng trên địa bàn, tức trên các khu vực thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh có Bảo hiểm xã hội tỉnh thì không có Bảo hiểm xã hội huyện.
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Quy định về Bảo hiểm xã hội tỉnh
Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com