Quy định pháp luật về hỗ trợ đầu tư năm 2023
Hỗ trợ đầu tư là gì? Được pháp luật quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.
Mục lục bài viết
Hỗ trợ đầu tư là gì?
Hỗ trợ đầu tư là các biện pháp mà Nhà nước tạo cơ hội. Cho phép nhà đầu tư được hưởng những điều kiện thuận lợi nhất định. Như về tài chính, hạ tầng kỹ thuật, khoa học công nghệ,…Nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngành, nghề hay đối tượng hỗ trợ đầu tư thường là những ngành nghề, đối tượng được ưu đãi đầu tư.
Đối tượng được hỗ trợ đầu tư
Đối tượng được hỗ trợ đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
– Doanh nghiệp công nghệ cao;
– Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ;
– Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
– Doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục, phổ biến pháp luật và các đối tượng khác.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế – xã hội và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết các hình thức hỗ trợ đầu tư đối với các đối tượng trên.
Các hình thức hỗ trợ đầu tư
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Đầu tư 2020, các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm:
– Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;
– Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
– Hỗ trợ tín dụng;
– Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;
– Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
– Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
– Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
Hỗ trợ đầu tư đặc biệt
Đối tượng được hỗ trợ đầu tư đặc biệt
Đối tượng được áp dụng hỗ trợ đầu tư đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
– Dự án đầu tư thành lập mới (bao gồm cả việc mở rộng dự án thành lập mới đó) các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển có tổng vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư; trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
– Dự án đầu tư thuộc ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 30.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
* Lưu ý: Hỗ trợ đầu tư đặc biệt không được áp dụng đối với các trường hợp sau:
– Dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư trước ngày 01/01/2021;
– Dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 15 Luật Đầu tư 2020.
(Khoản 5 Điều 20 Luật Đầu tư 2020)
Hình thức hỗ trợ đầu tư đặc biệt
Căn cứ khoản 1, 4 Điều 20 Luật Đầu tư 2020 thì:
– Chính phủ quyết định việc áp dụng hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển một số dự án đầu tư có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội.
– Hỗ trợ đầu tư đặc biệt được thực hiện theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Đầu tư 2020.
Trên đây là những quy định của pháp luật về hỗ trợ đầu tư . Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.