Phí lập di chúc năm 2022

phí lập di chúc

Phí lập di chúc năm 2022

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (Điều 609 Bộ Luật Dân sự 2015). Do đó, khi muốn để lại tài sản của mình cho người khác, nhiều người lựa chọn lập di chúc. Vậy lập di chúc có tốn phí? phí lập di chúc năm 2022 là bao nhiêu?

phí lập di chúc

Chịu phí lập di chúc khi lập di chúc bằng các hình thức?

Hiện nay, có hai hình thức lập di chúc là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng (Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015)

 Di chúc bằng văn bản

Căn cứ Điều 628 Bộ luật Dân sự 2015 di chúc bằng văn bản bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Trong đó, 2 trường hợp di chúc có người làm chứng và di chúc không có người làm chứng thì thường người lập di chúc tự lập di chúc, tự lưu giữ và không cần xin xác nhận của bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào. Do đó, trong các trường hợp này, sẽ không phải mất phí lập di chúc.

Còn 2 trường hợp di chúc có công chứng và di chúc có chứng thực thì người lập di chúc phải đến cơ quan có thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân xã hoặc tổ chức hành nghề công chứng, yêu cầu những tổ chức này xác nhận di chúc này là hợp pháp. Do đó, trong trường hợp này, người lập di chúc sẽ phải mất phí lập di chúc.

 Di chúc miệng (Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015)

Di chúc miệng là sự thể hiện ý chí của người đang bị đe doạ tính mạng và điều kiện để di chúc miệng hợp pháp là thể hiện ý chí trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và trong 05 ngày làm việc, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)

Như vậy, căn cứ các phân tích ở trên, lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực và lập di chúc miệng sẽ phải chịu phí lập di chúc đó là: nộp phí công chứng hoặc chứng thực. Còn lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng và không có người làm chứng thì không mất phí lập di chúc.

Phí lập di chúc là bao nhiêu?

Công chứng di chúc là hình thức đảm bảo tính hợp pháp và tính pháp lý cao, nên đa số được người lập di chúc hiện nay lựa chọn. Theo đó, căn cứ Luật Công chứng, phí lập di chúc sẽ bao gồm những khoản tiền sau đây:

 Phí công chứng

Theo khoản 1 Điều 66 Luật Công chứng năm 2014, phí công chứng di chúc gồm phí công chứng di chúc, phí lưu giữ và phí công bố di chúc. Trong đó, mức phí liên quan đến công chứng di chúc được nêu tại Điều 3 Thông tư 257/2016/TT-BTC như sau:

– Phí công chứng di chúc: 50.000 đồng/di chúc.

– Phí lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/di chúc.

– Phí công bố di chúc: Hiện không có quy định cụ thể về phí công bố di chúc.

Thù lao công chứng

– Trường hợp thông thường

Khi tổ chức hành nghề công chứng soạn thảo, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản có liên quan đến công chứng di chúc thì người lập di chúc phải nộp thù lao theo thoả thuận với Văn phòng/Phòng công chứng.

Tuy nhiên, Căn cứ khoản 2 Điều 67 Luật Công chứng, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định mức trần thù lao công chứng. Các tổ chức hành nghề công chứng không được vượt quá mức phí này.

Ví dụ:

+ Tại Hà Nội: Thù lao soạn thảo di chúc tối đa là 01 triệu đồng (theo Quyết định 10/2016/QĐ-UBND).

+ Tại TP. Hồ Chí Minh: Mức trần thù lao soạn thảo di chúc là 70.000 đồng/trường hợp với trường hợp đơn giản và là 300.000 đồng/trường hợp với trường hợp phức tạp; đánh máy, in ấn di chúc là 15.000 đồng/trang cho mọi trường hợp… (Căn cứ Quyết định 08/2016/QĐ-UBND).

-Trường hợp công chứng ngoài trụ sở

Khi thực hiện công chứng ngoài trụ sở, người yêu cầu công chứng phải trả thêm chi phí để thực hiện việc này. Mức thù lao do các bên thoả thuận.

Tuy nhiên, một số tỉnh thành như TP. Hồ Chí Minh có quy định mức trần công chứng ngoài trụ sở tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND như sau:

+ Trong Thành phố: Cách trụ sở tổ chức hành nghề công chứng dưới 05 km thì mức trần là 500.000 đồng/lần; từ 05 km trở lên thì thù lao công chứng ngoài trụ sở là 500.000 đồng + 30.000 đồng/km vượt quá km thứ năm nhưng tối đa là 1,2 triệu đồng/lần.

+ Ngoài phạm vi Thành phố: Đi về trong buổi thì mức thù lao là 1,5 triệu đồng/lần; đi, về trong ngày làm việc thì mức trần thù lao là 02 triệu đồng/lần và nếu đi, về không trong ngày làm việc thì mức trần thu lao này là 2,5 triệu đồng/lần.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về phí lập di chúc Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook