Những trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học năm 2023

Quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hành chính được quy định như thế nào?

Những trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học

Những trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học

Căn cứ pháp lý

– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

– Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020.

– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nghị định này quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó có việc thành lập, cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục đối với: Cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục thường xuyên; trường chuyên biệt; trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học).

Những trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học

Những trường hợp cơ sở giáo dục đại học bị giải thể

Căn cứ vào Điều 26 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học bị giải thể trong những trường hợp sau đây:

– Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.

– Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

– Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.

– Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục đại học.

– Không thực hiện đúng cam kết theo dự án được phê duyệt sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.

Nghị định số 46/2017/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định tại Điều 96 về giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học như sau:

Điều 96. Giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học

Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị giải thể trong những trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học, phân hiệu của trường đại học;

b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường đại học;

đ) Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.”

Những trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học

Trình tự, thủ tục thực hiện giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học

Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải thể trường đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền giải thể phân hiệu của trường đại học. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục đại học phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người học và người lao động. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục đại học phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Hồ sơ giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học bao gồm:

– Công văn đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học, phân hiệu của trường đại học trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể trường.

– Phương án giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường.

Trình tự thực hiện:

– Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận được đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu trường đại học và hướng dẫn. Việc hướng dẫn đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu trường đại học được thực hiện như đối với việc thành lập trường đại học theo quy định tại Nghị định này.

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho cơ quan, người thành lập trường đại học, phân hiệu của trường để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ giải thể trường.

+ Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị giải thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định đề nghị giải thể, tổng hợp với các Bộ, ngành liên quan và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan. trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trường đại học, phân hiệu trường đại học.

– Trong trường hợp trường đại học, phân hiệu của trường đại học vi phạm một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 96 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP mà không có đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thẩm định các điều kiện bị giải thể của trường đại học trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giải thể đối với trường đại học hoặc xem xét, quyết định giải thể đối với phân hiệu của trường đại học.

Quyết định giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Đối với những trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị giải thể thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Những trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook