Những trường hợp cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo năm 2023

Quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án hành chính được quy định như thế nào?

Những trường hợp cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo

Những trường hợp cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo
Căn cứ pháp lý

– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.

– Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020.

– Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

– Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Những trường hợp cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo

Điều kiện để cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo

Căn cứ theo Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.

Căn cứ vào Điều 23 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học. Căn cứ vào Điều 22 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đã được phê duyệt. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch và các nội dung sau đây:

  • Xác định mục tiêu và phương hướng phát triển hệ thống giáo dục đại học.
  • Phê duyệt các tiêu chuẩn để thực hiện kế hoạch tổng thể của trường đại học.
  • Xây dựng không gian và phân bổ nguồn lực cho phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với mục tiêu phát triển nhân lực trình độ cao, vùng kinh tế trọng điểm, vùng xã hội khó khăn phát triển – tình hình kinh tế.

+ Có chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học về việc thành lập cơ sở giáo dục đại học và xác nhận về quyền sử dụng đất.

+ Có xác nhận về khả năng tài chính đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đại học của cơ quan có thẩm quyền.

+ Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của Luật Đầu tư.

– Sở hữu đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, nhà ở sinh viên và cơ sở thể thao để đáp ứng nhu cầu giáo dục. Công trường đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho người học, giáo viên và nhân viên theo nội dung dự án đã cam kết.

– Cung cấp chương trình đào tạo, giáo trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy theo quy định.

– Có đủ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đồng thời đạt chuẩn kỹ thuật và nghiệp vụ trong tổ chức;

– Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động của Trường.

– Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.

Những trường hợp cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo

Các trường hợp đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học

Căn cứ vào Điều 25 của Luật Giáo dục đại học thì cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong những trường hợp sau đây:

– Có hành vi gian dối để được thành lập hoặc được phép thành lập, được phép hoạt động đào tạo. Ở đây, gian lận có thể được hiểu theo nghĩa rộng là hành vi lừa dối có chủ ý nhằm đạt được những lợi ích không công bằng hoặc bất hợp pháp hoặc tước đoạt các quyền hợp pháp của người hoặc tổ chức khác. Mục đích của gian lận có thể là tiền hoặc lợi ích khác.

– Không đáp ứng một trong các điều kiện được tuyển sinh hoạt động đào tạo quy định tại Điều trên.

– Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền. Ví dụ người có thẩm quyền cho phép trường đại học hoạt động đào tạo đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào Khoản 1 Điều 90 của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP

– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học, phân hiệu của trường đại học.

Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người lao động và người học. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục hoạt động đào tạo.

Hồ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại

Hồ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại gồm các nội dung sau:

– Tờ trình cho phép hoạt động đào tạo trở lại.

– Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

– Biên bản kiểm tra.

Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động đào tạo trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.

Trình tự cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 của Nghị định này. Đó là:

Điều 90. Thủ tục để trường đại học hoạt động đào tạo

Trình tự thực hiện:

a) Trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học;

c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả về tình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường.”

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Những trường hợp cơ sở giáo dục đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook