Người lao động có được xin về sớm để đi học cao học không?

Người lao động có được xin về sớm để đi học cao học không?

Người lao động có được xin về sớm để đi học cao học không? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Người lao động có được xin về sớm để đi học cao học không?

Người lao động được đi muộn, về sớm hưởng đủ lương trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 (được hướng dẫn bởi khoản 3, 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP), người lao động được đi muộn, về sớm nhưng vẫn được trả đủ lương trong những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Lao động nữ trong thời gian hành kinh

– Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

– Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn (ví dụ đi muộn 30 phút ca sáng và về sớm 30 phút ca chiều) thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

– Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng đủ theo hợp đồng lao động, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Trường hợp 2: Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi

– Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

– Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn (ví dụ đi muộn 30 phút ca sáng và về sớm 30 phút ca chiều) thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

– Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng đủ theo hợp đồng lao động, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.

Trường hợp 3: Trường hợp khác theo thỏa thuận với người sử dụng lao động

Nếu không thuộc hai trường hợp trên thì người lao động vẫn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc đi muộn, về sớm mà vẫn được nhận đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Người lao động có được xin về sớm để đi học cao học không?

Từ các quy định tại Mục 1 có thể thấy, trường hợp đi học cao học của chị không phải là trường hợp được đi muộn, về sớm hưởng đủ lương theo quy định của pháp luật. Do đó, chị cần thỏa thuận trước với công ty về vấn đề này, trong đó chị nên trình bày cụ thể lý do mong muốn được về sớm, cam kết hoàn thành công việc được giao và làm rõ về vấn đề tiền lương trong thời gian về sớm.

Bên cạnh đó, thực tế hiện nay, không ít công ty có những chính sách riêng hỗ trợ người lao động học luật sư, cao học,… như cho người lao động về sớm, hỗ trợ học phí.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Người lao động có được xin về sớm để đi học cao học không? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook