Người lao động có được mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội của chính mình? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Sổ bảo hiểm xã hội có phải là tài sản mua bán, cầm cố?
Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định đối tượng của hợp đồng cầm cố gồm các loại tài sản:
“Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Đồng thời, căn cứ theo Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về sổ bảo hiểm như sau:
“Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.”
Như vậy, sổ bảo hiểm xã hội không phải tài sản mà nó chỉ là chứng từ được cấp cho người lao động để người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội do đó sổ bảo hiểm xã hội không được dùng để mua bán, cầm cố.
Người lao động có được mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội của chính mình?
Theo khoản 2 Điều 46 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (Được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) trường hợp người lao động mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội của mình sẽ không thuộc trường hợp được cấp lại sổ.
Như đề cập ở trên, người lao động không có quyền mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội của chính mình. Trường hợp người lao động thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Điều 40. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.”
Như vậy, trường hợp người lao động mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm sẽ không còn được cấp lại sổ bảo hiểm. Tuy nhiên hiện nay pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội chưa có quy định điều chỉnh hay, xử phạt cụ thể cho hành vi mua bán sổ BHXH.
Việc bán sổ BHXH có thể dẫn đến hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau này.
Trường hợp vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì người lao động có thể bị phạt từ tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Người lao động có được mua bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội của chính mình? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 1900.633.246,
Email: Luatnamson79@gmail.com