Mức xử phạt hành chính với người phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Cha mẹ phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi có bị xem là vi phạm pháp luật không?
Khoản 3 Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về các hành vi bị cấm khi thực hiện nuôi con nuôi như sau:
“Điều 13. Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.”
Trong lĩnh vực về nuôi con nuôi, pháp luật quy định nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
Do đó, nếu cha mẹ có hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi được xem là đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Mức xử phạt hành chính với người phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi?
Điểm b khoản 1 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính với hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi như sau:
“Điều 62. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
c) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số;
b) Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của nhà nước.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mua chuộc, ép buộc, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi khác trái pháp luật để có sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi để trục lợi, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sức lao động của con nuôi.
…”
Theo quy định nêu trên,người có hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Mức xử phạt hành chính với người phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 1900.633.246,
Email: Luatnamson79@gmail.com