Mua lại doanh nghiệp để khởi nghiệp – 04 lợi ích dành cho nhà đầu tư

mua lại doanh nghiệp

Mua lại doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh là một phương án vô cùng đáng cân nhắc đối với những doanh nhân khởi nghiệp. Thay vì phải bắt đầu từ con số 0 thì khi mua lại doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có được những lợi ích vô cùng to lớn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn liên quan đến việc mua lại doanh nghiệp.

mua lại doanh nghiệp

Mua lại doanh nghiệp là gì ?

Theo khoản 4 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018, Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Bản chất của mua lại doanh nghiệp là một trong các hoạt động tập trung kinh tế do đó cần tuân thủ các thủ tục theo quy định của pháp luật cạnh tranh. Trường hợp việc mua lại doanh nghiệp gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam thì sẽ bị cấm.

Các hình thức mua lại doanh nghiệp

Mua lại cổ phần

Hình thức này được tiến hành khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác. Quá trình này có thể được thực hiện thông qua việc mua lại cổ phần trực tiếp từ các cổ đông của doanh nghiệp mục tiêu mà không cần phải thông qua ban lãnh đạo của doanh nghiệp đó.

Trường hợp công ty mua lại 100% cổ phần của công ty mục tiêu thì đó được gọi là hoạt động sáp nhập. Theo quy định tại Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

Mua lại tài sản doanh nghiệp

  • Là một hình thức giao dịch mà bên doanh nghiệp mua tài sản của bên bán trực tiếp doanh nghiệp, không qua các cổ đông của bên bán. Tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp này có thể là tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, quyền sử dụng đất đai… hoặc tài sản vô hình như thương hiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự, kênh phân phối… Phần tài sản bán đi sẽ bị tách ra khỏi công ty bán, doanh nghiệp thâu tóm chỉ mua phần tài sản chứ không tham gia sở hữu doanh nghiệp bán.
  • Bên bán tài sản sẽ chấm dứt mọi hoạt động sau khi hoàn tất thủ tục chuyển giao và tự giải thể.
  • Tuy nhiên mua lại tài sản liên quan đến thủ tục pháp lí khi chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản khiến chi phí của mua lại tài sản có thể lớn hơn chi phí mua lại bằng cổ phiếu.

Lợi ích khi mua lại doanh nghiệp

“Mua” được uy tín với khách hàng

Khi mua lại doanh nghiệp thì mọi thông tin về mã số thuế, ngày bắt đầu hoạt động,… vẫn được giữ nguyên. Công ty có lịch sử hoạt động tốt đẹp sẽ mang lại cảm giác tin tưởng cho khách hàng vì tâm lý khách hàng ưa chuộng sự ổn định đã có từ trước, có nhiều kinh nghiệm giao thương trên thị trường.

Tận dụng cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, quy trình hoạt động

Thông thường khi mua lại doanh nghiệp, hai bên sẽ thỏa thuận chuyển giao nguyên tình trạng công ty bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh, đội ngũ nhân sự, giấy tờ sổ sách, quy trình hoạt động kinh doanh,… Do đó, bên mua lại không phải tốn thời gian và công sức xây dựng mọi thứ từ đầu.

Việc chuyển giao công ty khi hoàn tất thủ tục mua bán cũng sẽ bao gồm tệp khách hàng thân thiết, khách hàng tiềm năng đã có sẵn.

Có sẵn Thương hiệu

Nếu là công ty mới, sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức để xây dựng thương hiệu trên thị trường. Còn khi mua lại doanh nghiệp, thương hiệu đã được tạo dựng săn, thậm chí là nổi tiếng, chủ sở hữu mới chỉ cần kế thừa và tiếp tục phát triển thương hiệu đó.

Có quyền sở hữu những Giấy phép con đã cấp

Theo khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các tiêu chí về giấy phép kinh doanh và điều kiện đầu tư kinh doanh.

Hiện nay, số lượng ngành, nghề phải xin Giấy phép con là tương đối lớn. Để xin được đầy đủ giấy phép cho hoạt động kinh doanh là điều không hề dễ dàng.

Khi mua lại doanh nghiệp, với những giấy phép con còn giá trị thì bên mua lại sẽ được tiếp tục sử dụng mà không cần phải làm thủ tục cấp phép mới. Nếu cần thiết doanh nghiệp chỉ cần sửa đổi thông tin về chủ sở hữu trong các giấy phép đó.

Trên đây là phần tư vấn của Luật Nam Sơn về những lợi ích khi mua lại doanh nghiệp. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư giàu kinh nghiệp khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook