Mục lục bài viết
Mức phạt hành chính của hành vi mua chuộc, hối lố, cản trở công việc trong hoạt động kiểm toán năm 2023
Mức phạt hành chính của hành vi mua chuộc, hối lố, cản trở công việc trong hoạt động kiểm toán được quy định như thế nào? Bài viết sau đây Luật Nam Sơn xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.
Hành vi mua chuộc, hối lố, cản trở công việc trong hoạt động kiểm toán được quy định như thế nào?
Điều 13 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 811/QĐ-KTNN, hành vi mua chuộc, hối lộ Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 12 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 được xác định như sau:
– “Lợi ích vật chất khác” quy định tại khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 là lợi ích vật chất không phải là tài sản quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015.
– Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 là một trong các hành vi sau:
+ Không thông báo hoặc thông báo chậm đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm toán, có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện kiểm toán, có trách nhiệm trả lời và giải trình.
+ Dùng lời nói hoặc hành động ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để thành viên Đoàn kiểm toán nhà nước không thực hiện được hoặc không dám thực hiện nhiệm vụ.
+ Dùng lời nói hoặc hành động ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân không thực hiện được hoặc không dám thực hiện quyết định kiểm toán, không dám: cung cấp thông tin, tài liệu, trả lời và giải trình cho Đoàn kiểm toán.
Mức phạt hành chính của hành vi mua chuộc, hối lố, cản trở công việc trong hoạt động kiểm toán
Theo khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 thì cá nhân hành vi mua chuộc, hối lộ tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Riêng tổ chức có cùng hành vi vi phạm trên thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. (Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15)
Trường hợp cá nhân trực tiếp đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động kiểm toán (như Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán) với tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội danh này.
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh số 04/2023/UBTVQH15, bao gồm:
a) Kiểm toán viên nhà nước;
b) Tổ trưởng tổ kiểm toán;
c) Phó trưởng đoàn kiểm toán;
d) Trưởng đoàn kiểm toán;
đ) Kiểm toán trưởng.
Trường hợp người đang thi hành nhiệm vụ kiểm toán, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhiệm vụ tiếp nhận báo cáo cáo định kỳ hoặc nhiệm vụ khác mà không phải là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước thì phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản làm việc đến người có thẩm quyền để lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính của Kiểm toán viên nhà nước
Kiểm toán viên nhà nước có trách nhiệm lập biên bản đối với hành vi vi phạm sau đây:
Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện việc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 10 Hướng dẫn này;
Hành vi vi phạm quy định về trả lời và giải trình các vấn đề theo yêu cầu của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 11 Hướng dẫn này;
Hành vi không chấp hành quyết định kiểm toán thuộc nội dung, phạm vi kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Hướng dẫn này;
Hành vi mua chuộc, hối lộ Kiểm toán viên nhà nước; cản trở công việc của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 13 Hướng dẫn này;
Hành vi che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công thuộc nội dung kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Điều 14 Hướng dẫn này;
Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 15 Hướng dẫn này.
Trên đây là những quy định của pháp luật về Mức phạt hành chính của hành vi mua chuộc, hối lố, cản trở công việc trong hoạt động kiểm toán Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.