Quy định pháp luật về lực lượng cảnh vệ Việt Nam năm 2023

Quy định pháp luật về lực lượng cảnh vệ Việt Nam năm 2023

lượng cảnh vệ

Lực lượng cảnh vệ Việt Nam là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Cảnh vệ 2017, cảnh vệ là công tác bảo vệ đặc biệt do Nhà nước tổ chức thực hiện để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ.

Theo Điều 16 Luật Cảnh vệ 2017, lực lượng Cảnh vệ được tổ chức tại Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, bao gồm:

+ Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thuộc Bộ Công an;

+ Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tổ chức, biên chế, chức danh, trang bị của lực lượng Cảnh vệ.

Như vậy, lực lượng Cảnh vệ Việt Nam là lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng có chức năng thực hiện công tác cảnh vệ để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ. (Theo Điều 4 Luật Cảnh vệ 2017)

Nguyên tắc công tác của lực lượng cảnh vệ Việt Nam

Cụ thể tại Điều 5 Luật Cảnh vệ 2017 quy định như sau:

– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

– Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu, hoạt động và hành vi, yếu tố khác xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.

– Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội; kết hợp giữa hoạt động công khai và hoạt động bí mật để thực hiện công tác cảnh vệ.

– Bảo đảm sự chỉ huy, chỉ đạo tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.

 Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ Việt Nam

Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 17 Luật Cảnh vệ 2017 như sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.

– Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.

– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác của cảnh vệ Việt Nam

Cụ thể tại Điều 9 Luật Cảnh vệ 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác của cảnh vệ Việt Nam như sau:

– Sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ, công cụ hỗ trợ hoặc yếu tố khác gây nguy hiểm, đe dọa xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.

– Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ.

– Gây mất an ninh, trật tự; tụ tập đông người trái pháp luật tại khu vực, mục tiêu cảnh vệ.

– Làm lộ thông tin bí mật liên quan đến đối tượng cảnh vệ, công tác cảnh vệ.

– Làm giả, chiếm đoạt, mua bán, sử dụng trái phép, hủy hoại, làm sai lệch giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ.

– Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ hoặc lợi dụng việc tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Phân biệt đối xử về giới trong công tác cảnh vệ.

– Hành vi ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của đối tượng cảnh vệ; của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ; của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ.

 

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về lực lượng cảnh vệ Việt Nam năm 2023. Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook