Thẩm quyền kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật năm 2023

Thẩm quyền kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

Thẩm quyền kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật năm 2023

Điều kiện xem xét kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật? Thẩm quyền kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật được quy định như thế nào? Bài viết sau đây Luật Nam Sơn xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.

Thẩm quyền kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

Điều kiện xem xét kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật chỉ được xem xét kiểm tra khi có ít nhất 01 trong 6 điều kiện sau:

(1) Đơn bức xúc, kéo dài:

Là những vụ việc công dân liên tục có đơn khiếu nại hoặc thường xuyên đến địa điểm tiếp công dân của cơ quan nhà nước từ Trung ương hoặc địa phương để khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của VKSND cấp dưới hoặc VKSND tối cao trong một khoảng thời gian dài nếu không xem xét giải quyết có thể sẽ dẫn đến nguy cơ gây mất trật tự, an toàn xã hội.

(2) Đơn về vụ việc có dấu hiệu oan sai, bỏ lọt tội phạm:

Là những vụ việc thông qua nghiên cứu đơn của công dân, quyết định giải khiếu nại của VKSND cấp dưới phát hiện trong quá trình giải quyết vụ việc, giải quyết khiếu nại có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm nhưng không được Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.

(3) Đơn có sự chỉ đạo xem xét của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước:

Là đơn do các đồng chí Lãnh đạo tại Trung ương chuyển đến như: Thường trực Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các ban trực thuộc Quốc hội; Đại biểu Quốc hội. Tại địa phương như: Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội ……

(4) Đơn được các cơ quan báo chí và dư luận quan tâm:

Là những vụ việc được Cơ quan báo chí phản ánh qua bài viết, đưa tin đăng lên các trang mạng xã hội, truyền thông và được dư luận quan tâm, chia sẻ rộng rãi.

(5) Đơn có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở Trung ương hoặc địa phương:

Là những vụ việc trong quá trình giải quyết có liên quan đến nhiệm vụ chính trị ở Trung ương hoặc địa phương; cá nhân trong các cơ quan, tổ chức thuộc cơ quan nhà nước có liên quan đến vụ việc; cá nhân, tổ chức người nước ngoài đầu tư tại Việt nam liên quan đến vụ việc và những vụ việc khác xét thấy cần thiết phải kiểm tra xem xét thận trọng để đảm bảo giải quyết đúng pháp luật, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội tại Trung ương hoặc địa phương.

(6) Đơn có tình tiết mới làm thay đổi kết quả giải quyết vụ việc khiếu nại nhưng Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật không xem xét:

Là những vụ việc trong quá trình giải quyết khiếu nại hoặc sau khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ việc, kết quả giải quyết nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết không biết hoặc không xem xét.

Thẩm quyền kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế số 222 (Do VKSND tối cao kiểm tra).

Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của VKSND tối cao do VKSND tối cao kiểm tra.

Các bước tiến hành

Bước 1: Ban hành quyết định kiểm tra, quyết định phân công người tiến hành kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật (Lưu ý: quyết định kiểm tra phải gửi cho Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật trước khi tiến hành kiểm tra).

Người được phân công kiểm tra phải xây dựng kế hoạch kiểm tra trình người có thẩm quyền phê duyệt, nội dung gồm:

Căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm tra; mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra; nội dung kiểm tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm việc để thu thập, xác minh các thông tin, tài liệu, chứng cứ; các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc kiểm tra; áp dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra (nếu thấy cần thiết); dự kiến thời gian, tiến độ thực hiện từng công việc; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh; các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Bước 2: Các việc cần tiến hành sau khi có quyết định kiểm tra

(1) Yêu cầu cung cấp tài liệu và yêu cầu giải trình: Yêu cầu người có đơn đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc đề nghị kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; yêu cầu Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật giải trình và cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại.

(2) Kiểm tra nội dung đơn đề nghị và những thông tin, tài liệu, chứng cứ do người đề nghị kiểm tra đã cung cấp: Để xác định nội dung đề nghị là những vấn đề gì và người gửi đơn có cung cấp tài liệu, chứng cứ mới hay không.

(3) Kiểm tra nội dung văn bản giải trình của Viện kiểm sát đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; Kiểm tra về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung giải quyết khiếu nại: Sau khi tiếp nhận hồ sơ cần phải kiểm tra VKS ban hành quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật có văn bản giải trình không; trong quá trình kiểm tra phải xem xét về thẩm quyền giải quyết, trình tự, thủ tục có đúng theo quy định của pháp luật, của Ngành không; đặc biệt nội dung giải quyết có căn cứ không.

(4) Tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ: Trường hợp qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có liên quan thấy chưa rõ hoặc có dấu hiệu của việc oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người được phân công kiểm tra tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; trực tiếp kiểm tra, xem xét hiện trường nơi xảy ra vụ việc.

(5) Trưng cầu giám định, giám định lại (trong trường hợp cần thiết): Trong quá trình kiểm tra nếu vụ việc có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại đang trong quá trình tố tụng thì Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra yêu cầu cơ quan tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định, giám định lại; nếu vụ việc có quyết định tố tụng, hành vi tố tụng bị khiếu nại không còn trong quá trình tố tụng thì Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra trưng cầu giám định, giám định lại.

(6) Tổ chức đối thoại: Khi kết quả kiểm tra, xác minh khác với kết quả giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật thì Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm tra tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ bản chất nội dung vụ việc làm cơ sở để kết luận kiểm tra.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Thẩm quyền kiểm tra đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook