Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có hết hiệu lực khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết hiệu lực không?

Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có hết hiệu lực khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết hiệu lực không?

Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có hết hiệu lực khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết hiệu lực không? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có hết hiệu lực khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết hiệu lực không?

Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được ký kết bởi đối tượng nào?

Theo khoản 1 Điều 58 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:

“Điều 58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

1. Sau khi đăng ký, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.

2. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen.

.”

Căn cứ quy định trên thì Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích được ký kết bởi các đối tượng sau:

– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn gen đăng ký và đề nghị cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

– Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen.

Lưu ý:

– Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen.

– Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc tiếp cận nguồn gen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen.

Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải đảm bảo được các nội dung chủ yếu nào?

Theo khoản 3 Điều 58 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:

“Điều 58. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

3. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Mục đích tiếp cận nguồn gen;

b) Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;

c) Địa điểm tiếp cận nguồn gen;

d) Kế hoạch tiếp cận nguồn gen;

đ) Việc chuyển giao cho bên thứ ba kết quả điều tra, thu thập nguồn gen;

e) Hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;

g) Các bên tham gia nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;

h) Địa điểm tiến hành nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;

i) Chia sẻ lợi ích thu được với Nhà nước và các bên có liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.

…”

Theo đó, Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Mục đích tiếp cận nguồn gen;

– Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập;

– Địa điểm tiếp cận nguồn gen;

– Kế hoạch tiếp cận nguồn gen;

– Việc chuyển giao cho bên thứ ba kết quả điều tra, thu thập nguồn gen;

– Hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;

– Các bên tham gia nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;

– Địa điểm tiến hành nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm thương mại từ nguồn gen;

– Chia sẻ lợi ích thu được với Nhà nước và các bên có liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.

Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có hết hiệu lực khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết hiệu lực không?

Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 15. Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích

1. Hợp đồng có các nội dung chủ yếu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; nội dung các thỏa thuận Hợp đồng về chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen phải tuân thủ quy định tại Nghị định này.

2. Hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen.

3. Việc thực hiện Hợp đồng khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực:

a) Bên tiếp cận không được tiếp cận nguồn gen kể từ thời điểm Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết thời hạn hiệu lực;

b) Các điều, khoản của Hợp đồng về chia sẻ lợi ích tiếp tục có hiệu lực.

…”

Căn cứ quy định trên thì trường hợp Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết hiệu lực thì các điều, khoản của Hợp đồng về chia sẻ lợi ích vẫn tiếp tục có hết hiệu lực.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có hết hiệu lực khi Giấy phép tiếp cận nguồn gen hết hiệu lực không? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook