Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy năm 2023

Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy năm 2023

Lực lượng phòng cháy chữa cháy gồm những ai? Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào? Bài viết sau đây Luật Nam Sơn xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.

Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Lực lượng phòng cháy chữa cháy gồm những ai?

Cụ thể tại Điều 43 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 (sửa đổi 2013) quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:

Lực lượng dân phòng;

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy chữa cháy

Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:

a) Ngân sách nhà nước cấp;

b) Thu từ bảo hiểm cháy, nổ;

c) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định cụ thể về nguồn thu, mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tham mưu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

Thực hiện các biện pháp phòng cháy; thẩm định, phê duyệt thiết kế và nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chữa cháy kịp thời, hiệu quả.

Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra, kiểm định kỹ thuật và chứng nhận phù hợp đối với phương tiện, thiết bị, hàng có yêu cầu nghiêm ngặt về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.

Thực hiện một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tổ chức điều tra hình sự.

Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Nhà nước bảo đảm ngân sách cần thiết hàng năm để đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Nhà nước cấp ngân sách hoạt động phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước.

Trong nhiệm vụ chi ngân sách quốc phòng và an ninh hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp phải có nội dung bảo đảm cho công tác phòng cháy và chữa cháy.

Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này phải tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook