Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn năm 2022

Quy định về phòng thủ dân sự

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Cơ sở bảo trợ  xã hội là tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện  nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội (người già, trẻ em, người tàn tật, người  tâm thần được hưởng các dịch vụ xã hội) để các đối tượng này có một nơi cư trú, sinh sống bảo đảm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản của các đối tượng này.

Cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:

+ Cơ sở trợ giúp xã hội công lập do cơ quan Nhà nước thành lập, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội

+ Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ của cơ sở trợ giúp xã hội

Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là những người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, theo Điều 5 và Điều 18 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 của Chính phủ, bao gồm các nhóm trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thuộc diện bảo trợ xã hội và các đối tượng cần được bảo vệ khẩn cấp (được chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng).

Cơ sở trợ giúp xã hội  chăm sóc, nuôi dưỡng, chữa bệnh cho dưới 10 người có hoàn cảnh khó khăn là cơ sở trợ giúp xã hội nhỏ không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận  hoạt động. Vì vậy, các cơ sở phúc lợi xã hội này có các điều kiện và thủ tục thành lập riêng so với các cơ sở phúc lợi xã hội khác.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Theo Điều 46 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ, hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn bao gồm 03 thành phần sau:

– Tờ khai đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ): Thể hiện rõ nguyện vọng đăng ký thành lập và hoạt động, mục đích hoạt động, phần vốn góp, loại hình hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội

– Phiếu lý lịch tư pháp của người đứng đầu cơ sở, nhân viên của cơ sở: Phiếu lý lịch tư pháp xác định điều kiện về tư cách chủ thể và tư cách đạo đức của người đứng đầu cơ sở, nhân viên của cơ sở (có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt)

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu, nhân viên của cơ sở: Xác định chính xác về nhân thân của các chủ thể cần đáp ứng các điều kiện cần thiết để thành lập cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Căn cứ vào Điều 47 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ:

Bước 1: Nộp hồ sơ

– Thành phần hồ sơ: Như trên

– Số lượng: 01 bộ hồ sơ

– Chủ thể nộp: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội (Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội, thông thường là Giám đốc cơ sở, là người chịu trách nhiệm điều hành các công việc hàng ngày của cơ sở, cũng là người đại diện theo pháp luật của cơ sở).

– Nơi tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở trợ giúp xã hội dự kiến thành lập và đặt trụ sở

Bước 2: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội

– Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xem xét hồ sơ sau khi tiếp nhận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội.

– Về hình thức: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội có hình thức theo Mẫu số 15 Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/09/2017 của Chính phủ

– Về thời hạn: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ

+ Nếu chấp thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội

+ Nếu không chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp xã phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook