Hàng hóa chuyển khẩu có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?

Hàng hóa chuyển khẩu có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?

Hàng hóa chuyển khẩu có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Hàng hóa chuyển khẩu có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?

Hàng hóa chuyển khẩu có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?

Căn cứ vào khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.

Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.

Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”

Theo đó, hàng hóa chuyển khẩu là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định trên.

Kinh doanh hàng hóa không chịu thuế giá gia tăng thì lập hóa đơn như thế nào?

Căn cứ vào Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định 1450/QĐ-TCT năm 2021 (được sửa đổi bởi khoản 17 Phụ lục ban hành kèm theo Điều 1 Quyết định 1510/QĐ-TCT năm 2022) quy định như sau:

STT

Giá trị

Mô tả

1

0%

Thuế suất 0%

2

5%

Thuế suất 5%

3

8%

Thuế suất 8%

4

10%

Thuế suất 10%

5

KCT

Không chịu thuế GTGT

6

KKKNT

Không kê khai, tính nộp thuế GTGT

7

KHAC: AB.CD%

Trường hợp khác:

+ Trong trường hợp xác định được giá trị thuế suất thì “:AB.CD” là bắt buộc trong đó A, B, C, D là các số nguyên từ 0 đến 9.

Ví dụ: KHAC:5.26%, KHAC:7%

+ Trong trường hợp người nộp thuế theo quy định tại Điều 11, Thông tư số 103/2014/TT-BTC thì “:AB.CD” là không bắt buộc, người nộp thuế chỉ điền “KHAC”

Ví dụ: KHAC

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thì trên hóa đơn giá trị gia tăng sẽ ghi là KCT.

Cục thuế thành phố Hà Nội hướng dẫn về việc lập hóa đơn đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu?

Căn cứ vào Công văn 39060/CTHN-TTHT năm 2022 của Cục thuế thành phố Hà Nội đã có nội dung hướng dẫn như sau:

“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, Công ty phải lập hóa đơn để giao cho người mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Hàng hóa chuyển khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Trường hợp Công ty kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất” Công ty thể hiện là KCT theo hướng dẫn tại Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 7/10/2021 của Tổng cục Thuế.

Trường hợp Công ty cung cấp hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại theo hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị và đối chiếu với các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên để thực hiện theo đúng quy định.

Trường hợp Công ty có vướng mắc về chính sách thuế, Công ty có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra – Kiểm tra thuế số 6 để được hỗ trợ giải quyết.”

Theo đó, việc lập hóa đơn đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu tại Hà Nội được thực hiện theo nội dung hướng dẫn như trên.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Hàng hóa chuyển khẩu có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook