Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 1)

Thời gian thí điểm thu thuế điện tử hàng xuất nhập khẩu qua trung gian thanh toán

Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 1)

Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 1)
Căn cứ vào Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có 05 nhóm đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội:

1. Người lao động quốc tịch Việt Nam

1.1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

a. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng lao động mà trong đó không bên nào xác định thời hạn và thời điểm chấm dứt  hợp đồng. Đây là một trong hai loại  hợp đồng lao động.

Nói cách khác, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động  xác định thời hạn vừa là người lao động  trong quan hệ việc làm với người sử dụng lao động, vừa là chủ thể của hợp đồng theo Bộ luật lao động số số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019.

b. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn

Căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019, hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng lao động mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Quy định này khác với quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 (Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng).

Theo đó, Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019 đã gộp hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động mùa vụ vào cùng một loại và gọi chung là hợp đồng lao động có thời hạn.

Mà theo Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng

Do đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn (hiện nay) trên 12 tháng hay dưới 12 tháng thì đều là đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.

Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 1)

1.2. Cán bộ, công chức, viên chức

a. Cán bộ

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2018:

Điều 4. Cán bộ, công chức

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, cán bộ là:

– Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam.

– Người được nhận chức vụ, chức danh thông qua bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, không có sự thỏa thuận để nhận chức vụ, chức danh.

– Người làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (tổ chức chính trị), Nhà nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương (ví dụ: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), ở tỉnh (ví dụ: Liên đoàn lao động cấp tỉnh), cấp huyện (Liên đoàn lao động huyện).

– Làm việc trong biên chế, hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, không làm việc theo hợp đồng lao động, không chịu sự điều chỉnh của các Bộ luật lao động.

Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 1)

b. Công chức

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019:

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Suy ra, công chức là:

– Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam

– Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam (tổ chức chính trị), Nhà nước (cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương (ví dụ: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), ở tỉnh (ví dụ: Liên đoàn lao động cấp tỉnh), cấp huyện (Liên đoàn lao động huyện);

cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam (nhưng không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an; ví dụ như quân nhân dự bị)

– Làm việc trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước, không làm việc theo hợp đồng lao động, không chịu sự điều chỉnh của các Bộ luật lao động.

c. Viên chức

Căn cứ vào Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010:

Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Suy ra, viên chức là:

– Làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập (đơn vị được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị – tức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội như Công đoàn, có tư cách pháp nhân, có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực nhất định như giáo dục – đào tạo, lao động, thể dục – thể thao, y tế,…).- Công dân Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam.

– Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, không chịu sự điều chỉnh của các Bộ luật lao động.

Như vậy, về cơ bản, nhóm cán bộ, công chức, viên chức không phải người lao động trong quan hệ lao động (không phải đối tượng được gọi là người lao động theo pháp luật về lao động). Tuy nhiên theo Khoản 5 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, nhóm người này vẫn được gọi chung là người lao động, theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn Đối tượng áp dụng của Luật bảo hiểm xã hội năm 2023 (Phần 1)

Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi các Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo, quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

 

 

 

 

 

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook