Quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cứu hộ, cứu nạn năm 2023

đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cứu hộ, cứu nạn năm 2023

Quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cứu hộ, cứu nạn năm 2023

Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cứu hộ, cứu nạn năm 2023 được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.

đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cứu hộ, cứu nạn năm 2023

Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cứu hộ cứu nạn

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về nội dung này như sau:

– Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Các đối tượng này phải được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, kỹ năng tham mưu, tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu người bị nạn; kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và các kỹ năng cần thiết khác.

– Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng. Họ được bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.

– Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn được hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.

Nội dung của chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ đối với các lực lượng khác ngoài Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Về nội dung của chương trình nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 08/2018/TT-BCA như sau:

– Kiến thức pháp luật về cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

– Phương pháp, biện pháp, kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ đối với một số tình huống gồm:

+ Sự cố, tai nạn cháy;

+ Sự cố, tai nạn nổ;

+ Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;

+ Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;

+ Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;

+ Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;

+ Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;

+ Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;

+ Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cứu hộ cứu nạn

Về hồ sơ đề nghị thực hiện theo khoản 5 Điều 11 Nghị định 83/2017/NĐ-CP gồm:

– Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị;

+ Danh sách trích ngang lý lịch; giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp huấn luyện.

– Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:

+ Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;

+ Sơ yếu lý lịch;

+ Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức cứu hộ, cứu nạn năm 2023. Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook