Cố ý phạm tội là gì? 2022
Mục lục bài viết
Lỗi cố ý phạm tội là gì?
Lỗi cố ý là một trong hai loại lỗi theo Luật hình sự Việt Nam. Trong đó, lỗi cố ý có tính nguy hiểm cao hơn. Loại lỗi này đòi hỏi các dấu hiệu:
1) Hành vi khách quan mà chủ thể thực hiện với lỗi cố ý là hành vị có tính chất phạm tội (hành vi có các dấu hiệu khách quan mà cấu thành tội phạm đòi hỏi);
2) Chủ thể ý thức được tính chất phạm tội của hành vi được thực hiện;
3) Chủ thể đã lựa chọn hành vi có tính chất phạm tội với lỗi cố ý khi có điều kiện lựa chọn hành vị khác.
Theo quy định tại Điều 10 BLHS 2015 quy định về cố ý phạm tội như sau:
“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Phân loại lỗi cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra; tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xẩy ra. Yếu tố lỗi cố ý gián tiếp khác với yếu tố lỗi cố ý trực tiếp ở điều kiện thứ ba. Tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả xẩy ra
Ngoài cách chia chính thức lỗi cố ý như trên, loại lỗi này còn có thể được chia thành cố ý xác định và cố ý không xác định cũng như được chia thành cố ý có dự mưu và cố ý đột xuất. Trong đó, cố ý xác định được hiểu là trường hợp, trong đó, hậu quả của tội phạm được xác định cụ thể trong ý thức người phạm tội. Ví dụ: Lỗi trong trường hợp lấy trộm một chiếc xe đạp cụ thể là lỗi cố ý xác định. Còn cố ý không xác định là trường hợp, trong đó, mức độ hậu quả không được xác định cụ thể trong ý thức người phạm tội. Ví dụ: Lỗi trong trường hợp lấy trộm một túi xách nhưng chưa biết cụ thể trong túi có gì là lỗi cố ý không xác định. Cố ý có dự mưu là trường hợp trong đó chủ thể đã có. sự suy nghĩ, cân nhắc kĩ càng trước khi thực hiện hành vi phạm tội. Còn cố ý không có dự mưu là trường hợp trong đó chủ thể vừa có ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó, chưa kịp có sự cân nhắc kĩ.
Cố ý phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra. Để bị coi là có lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội phải có đầy đủ ba điều kiện:
- Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (ví dụ: biết là cầm giao đâm vào người khác sẽ gây nguy hiểm cho người bị đâm, phóng nhanh vượt ẩu sẽ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông…).
- Thấy trước hậu quả của hành vi đó
- Mong muốn hậu quả xẩy ra
Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về cố ý phạm tội. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.
Điện thoại: 1900.633.246
Gmail: Luatnamson79@gmail.com