Có phải mọi Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật không?

Có phải mọi Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật không?

Có phải mọi Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật không? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Có phải mọi Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật không?

Có phải mọi Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

“Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

4. Lệnh, quyết địnhcủa Chủ tịch nước.

6. Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết địnhcủa Tổng Kiểm toán nhà nước.

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

13. Quyết địnhcủa Ủy ban nhân dân cấp huyện.

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.”

Tại Điều 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định xác định văn bản quy phạm pháp luật:

“Điều 3. Xác định văn bản quy phạm pháp luật

2. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

a) Phê duyệt chiến lược, chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;

b) Giao chỉ tiêu kinh tế – xã hội cho cơ quan, đơn vị;

c) Thành lập trường đại học; thành lập các ban chỉ đạo, hội đồng, ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;

d) Khen thưởng, kỷ luật, điều động công tác;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, tạm đình chỉ công tác cán bộ, công chức;

e) Các quyết định khác không có nội dung quy định tại Điều 20 của Luật.

3. Nghị quyết do Hội đồng nhân dân và quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường hợp sau:

a) Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác;

b) Nghị quyết phê chuẩn kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và bầu các chức vụ khác;

c) Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân;

d) Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Nghị quyết thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; quyết định thành lập các ban, ban chỉ đạo, hội đồng, Ủy ban để thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian xác định;

e) Nghị quyết tổng biên chế ở địa phương;

g) Nghị quyết dự toán, quyết toán ngân sách địa phương;

g1) Nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;

h) Quyết định phê duyệt kế hoạch;

i) Quyết định giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị;

k) Quyết định về chỉ tiêu biên chế cơ quan, đơn vị; quyết định về khoán biên chế, kinh phí quản lý hành chính cho từng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;

l) Các nghị quyết, quyết định khác không có nội dung quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 30 của Luật.”

Như vậy, không phải mọi Quyết định đều là văn bản quy phạm pháp luật trừ các trường hợp sau là các văn bản quy phạm pháp luật:

– Quyết định của Chủ tịch nước.

– Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (trừ một số trường hợp theo quy định)

– Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

– Quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp (trừ một số trường hợp theo quy định)

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:

– Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

– Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật;

– Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

– Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Có phải mọi Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật không? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook