Trưởng phòng hành chính nhân sự có được phép làm chủ tịch công đoàn cơ sở không? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Trưởng phòng hành chính nhân sự có được phép làm chủ tịch công đoàn cơ sở không?
Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
“5. Cán bộ công đoàn theo Điều 4
…
5.3. Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là người đại diện chủ doanh nghiệp hoặc người được quyền ký hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; người giữ chức vụ tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp nhà nước, thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khu vực nhà nước, không được kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở.”
Theo quy định trên thì những người không được kiêm thêm chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở bao gồm:
– Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là người đại diện chủ doanh nghiệp hoặc người được quyền ký hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước;
– Người giữ chức vụ tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp nhà nước, thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp khu vực nhà nước.
Như vậy, nếu bạn giữ chức vụ trưởng phòng hành chính nhân sự và bạn không có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động trong công ty thì bạn có thể kiêm chức vụ chủ tịch công đoàn cơ sở.
Chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo tiểu mục 12.3 Mục 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
“12. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở theo Điều 14
…
12.3. Trách nhiệm của chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập
a. Tổ chức họp ban chấp hành công đoàn cơ sở trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội thành lập để bầu ban thường vụ, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn (nếu đủ điều kiện). Quá trình chuẩn bị cần liên hệ công đoàn cấp trên để được hướng dẫn.
b. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành phải lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, công nhận, gồm có:
– Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở và kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra và các chức danh của ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn.
– Danh sách đoàn viên và đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
– Danh sách trích ngang lý lịch ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở.
– Biên bản đại hội thành lập công đoàn cơ sở.
– Biên bản kiểm phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở và biên bản bầu cử tại hội nghị ban chấp hành (nếu có).
c. Khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện các thủ tục khắc dấu; đồng thời triển khai tổ chức các hoạt động theo quy định của Điều lệ và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; hướng dẫn của công đoàn cấp trên và kế hoạch hoạt động đã được thống nhất tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
…”
Như vậy, chủ tịch công đoàn cơ sở sau đại hội thành lập có các trách nhiệm như quy định nêu trên.
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Trưởng phòng hành chính nhân sự có được phép làm chủ tịch công đoàn cơ sở không? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 1900.633.246,
Email: Luatnamson79@gmail.com