Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình có phải ký lại hợp đồng với đối tác không? Hãy cùng Luật Nam Sơn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại, cơ cấu lại doanh nghiệp mà không phải hoàn toàn chấm dứt hoạt động. Nói cách khác, công ty đó sẽ hoạt động dưới dạng một loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp không được tự ý chuyển đổi mà phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định pháp luật về thành lập doanh nghiệp mới có quyền được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nhưng vẫn kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình có phải ký lại hợp đồng với đối tác không?
Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gồm:
+ Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần (Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020)
+ Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên (Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2020)
+ Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2020)
+ Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh ( Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020)
+ Chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên và ngược lại
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2020 về chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần công ty hợp danh thì: “Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Như vậy, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần, việc kế thừa quyền và nghĩa vụ được thực hiện theo nguyên tắc như sau:
+ Đối với các khoản nợ phát sinh trước ngày công ty chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ do chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình.
+ Về quyền và nghĩa vụ khác, công ty chuyển đổi sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận mới trong đó bao gồm các hợp đồng đang thực hiện với đối tác.
Hơn nữa, khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, bạn chỉ cần thực hiện thủ tục chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới sau đó phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020.
Do đó, công ty bạn không bắt buộc phải thông báo trực tiếp với đối tác hay ký lại các hợp đồng đã ký trước đó.
Tuy nhiên, trên thực tế để thuận lợi trong hoạt động công ty và mối quan hệ giữa các bên đã ký kết làm ăn lâu dài, ổn định thì việc bạn nên có văn bản thông báo đến các bên là thực sự cần thiết. Công ty bạn nên làm phụ lục hợp đồng sửa đổi nội dung liên quan đến việc thay đổi loại hình và cung cấp thêm bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho đối tác để thể hiện sự minh bạch trong quan hệ với khách hàng và tính hợp pháp của việc thay đổi loại hình doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình có phải ký lại hợp đồng với đối tác không? Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.
Hotline: 1900.633.246,
Email: Luatnamson79@gmail.com