Mục lục bài viết
Quy định chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2023
Pháp luật quy định như thế nào về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh? Bài viết sau đây Luật Nam Sơn xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.
Quy định chương trình xây dựng luật và pháp lệnh
Căn cứ theo Điều 31 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng hằng năm trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức
Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
c) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024
Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024)
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết:
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
Luật Lưu trữ (sửa đổi);
Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
Luật Đường bộ;
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
Luật Thủ đô (sửa đổi);
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp);
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật:
Luật Công chứng (sửa đổi);
Luật Công đoàn (sửa đổi);
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
Luật Địa chất và khoáng sản;
Luật Phòng không nhân dân;
Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
Luật Tư pháp người chưa thành niên;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024)
a) Trình Quốc hội thông qua 09 luật:
Luật Công chứng (sửa đổi);
Luật Công đoàn (sửa đổi);
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
Luật Địa chất và khoáng sản;
Luật Phòng không nhân dân;
Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
Luật Tư pháp người chưa thành niên;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật:
Luật Chuyển đổi giới tính;
Luật Việc làm (sửa đổi).
(Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15)
Trên đây là những quy định của pháp luật về chương trình xây dựng luật và pháp lệnh Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.