Cải chính hộ tịch là gì? Một số quy định của Luật Hộ tịch khi cải chính hộ tịch năm 2022

cải chính hộ tịch

Cải chính hộ tịch là gì? Một số quy định của Luật Hộ tịch khi cải chính hộ tịch năm 2022

cải chính hộ tịch

Cải chính hộ tịch là gì?

Tại Khoản 12 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 giải thích về thuật ngữ cải chính hộ tịch như sau:

Cải chính hộ tịch là việc cán bộ tư pháp – hộ tịch thực hiện việc chỉnh sửa thông tin cá nhân của công dân trong Sổ hộ tịch hoặc chỉnh sửa ngay trên bản chính giấy tờ hộ tịch

Việc thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để chứng minh có sự sai sót trong quá trình xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch ban đầu là do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc do người yêu cầu đăng ký hộ tịch khi báo các thông tin sai lệch; không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.

Thẩm quyền cải chính hộ tịch

Luật Hộ tịch 2014 quy định cụ thể về thẩm quyền cải chính hộ tịch như sau:

  • Đối với cấp xã:

Tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.”

Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đã đăng ký hộ tịch hoặc nơi cư trú của công dân hiện nay sẽ thực hiện cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi;

  • Đối với cấp huyện:

Tại Khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”

Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên và tại thời điểm cải chính hộ tịch đang cư trú ở trong nước.

Thành phần hồ sơ cải chính hộ tịch

Người có yêu cầu cải chính hộ tịch phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ và tài liệu như sau:

– Giấy tờ hộ tịch gốc (ví dụ: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn…);

– Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;

– Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch (ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP);

– Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú hoặc Giấy đăng ký tạm trú của công dân;

– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh căn cứ của việc thông tin bị sai sót, nhầm lẫn hoặc các tài liệu khác để làm căn cứ cho việc cải chính hộ tịch.

– Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

Trình tự thực hiện cải chính hộ tịch

  • Đối với cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi:

– Người có yêu cầu cải chính thông tin hộ tịch nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, xác định tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; đối chiếu thông tin trong Tờ khai với giấy tờ trong hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

– Sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì ký Trích lục cải chính hộ tịch cấp cho người yêu cầu; công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung cải chính thông tin hộ tịch vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch và hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký vào Sổ.

Trường hợp cải chính thông tin hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn; bổ sung thông tin hộ tịch vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.

Trường hợp đăng ký cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.

  • Đối với cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên:

– Người có yêu cầu cải chính thông tin hộ tịch nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Nếu thấy việc cải chính thông tin hộ tịch xác định lại dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Trích lục cải chính tương ứng cấp cho người có yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch; hướng dẫn người yêu cầu kiểm tra nội dung Trích lục cải chính và Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch; công chức làm công tác hộ tịch cùng người yêu cầu cải chính hộ tịch ký vào Sổ.

Thời hạn giải quyết hồ sơ và lệ phí phải nộp khi cải chính hộ tịch

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 06 ngày làm việc.

– Lệ phí: 15.000đ Đồng (Giảm 30% mức thu lệ phí quy định đến hết ngày 31/12/2023 khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.).

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho quý khách hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ vấn đề nào đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi Luật sư Trung, Luật sư Hà và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Điện thoại: 1900.633.246

Gmail: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook