Mục lục bài viết
Các cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp năm 2023
Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp? Các cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được quy định như thế nào? Bài viết sau đây Luật Nam Sơn xin được giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về vấn đề này.
Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn, tuyển dụng quân nhân chuyên nghiệp
Có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ quân đội;
Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp với chức danh của quân nhân chuyên nghiệp.
* Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng là xét tuyển hoặc thi tuyển. Trường hợp tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển.
Các cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp
Các cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp theo Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:
– Cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp được xác định tương ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và mức lương, gồm:
Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp;
Đại úy quân nhân chuyên nghiệp;
Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp;
Trung úy quân nhân chuyên nghiệp;
Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp.
– Bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:
Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
Thời hạn và hạn tuổi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp theo Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 như sau:
– Thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp trong thời bình như sau:
Phục vụ có thời hạn ít nhất là 06 năm kể từ ngày quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp;
Phục vụ cho đến hết hạn tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.
– Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm:
Cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi;
Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi;
Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
– Quân nhân chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ và tự nguyện, nếu quân đội có nhu cầu thì được xem xét kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ không quá 05 năm.
– Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
Biệt phái quân nhân chuyên nghiệp
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định.
Quân nhân chuyên nghiệp biệt phái được hưởng chế độ, chính sách như đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ.
Cơ quan, tổ chức nhận biệt phái có trách nhiệm giao nhiệm vụ và bảo đảm các chế độ cho quân nhân chuyên nghiệp biệt phái theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thôi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp
Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này;
Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
Hết hạn tuổi cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này mà quân đội không thể bố trí sử dụng;
Do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
Phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 của Luật này;
Không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.
Trên đây là những quy định của pháp luật về Các cấp bậc quân hàm của quân nhân chuyên nghiệp Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 1900.633.246, email: Luatnamson79@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Hà, Luật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.