Quy định pháp luật về biên bản khám nghiệm tử thi năm 2023

biên bản khám nghiệm tử thi năm 2023

Quy định pháp luật về biên bản khám nghiệm tử thi năm 2023

Biên bản khám nghiệm tử thi năm 2023 được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.

biên bản khám nghiệm tử thi năm 2023

Khám nghiệm tử thi là gì?

Khái niệm khám nghiệm tử thi được nhìn nhận từ nhiều góc độ chuyên môn. Khám nghiệm tử thi có thể được thực hiện với cả mục đích pháp lý lẫn y tế.

Dưới góc độ y học, khám nghiệm tử thi là một phương thức phẫu thuật trình độ cao nhằm xét nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân cái chết và đánh giá xem có sự tồn tại của bệnh tật hay chấn thương nào trong tử thi hay không. Đây là một quy trình được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên môn được gọi là những nhà bệnh lý học.

Dưới góc độ pháp lý, khám nghiệm tử thi pháp lý được thực hiện khi nguyên nhân của cái chết có thể là do tội phạm, trong khi khám nghiệm tử thi y học được thực hiện để tìm ra nguyên nhân tử vong về mặt y học và được sử dụng trong những trường hợp nguyên nhân cái chết không rõ ràng và không xác định được, hoặc có thể vì mục đích nghiên cứu. Theo đó, đối với tố tụng hình sự, khám nghiệm tử thi là một bước trong hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên cơ thể nạn nhân là người chết, xác định nguyên nhân cái chết trong việc giải quyết các vụ án có người chết như vụ án về tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay một số trường hợp khác.

Trách nhiệm kiểm sát việc khám nghiệm tử thi

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 42 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

c) Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

d) Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;

đ) Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;

Theo quy định trên, cơ quan có trách nhiệm kiểm sát việc khám nghiệm tử thi là Kiểm sát viên.

Quy định pháp luật về biên bản khám nghiệm tử thi năm 2023

Căn cứ khoản 3 Điều 202 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về khám nghiệm tử thi như sau:

Khám nghiệm tử thi

1. Việc khám nghiệm tử thi do giám định viên pháp y tiến hành dưới sự chủ trì của Điều tra viên và phải có người chứng kiến.

Trước khi khám nghiệm tử thi, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành khám nghiệm để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm tử thi. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.

2. Giám định viên kỹ thuật hình sự có thể được mời tham gia khám nghiệm tử thi để phát hiện, thu thập dấu vết phục vụ việc giám định.

3. Khi khám nghiệm tử thi phải tiến hành chụp ảnh, mô tả dấu vết để lại trên tử thi; chụp ảnh, thu thập, bảo quản mẫu vật phục vụ công tác trưng cầu giám định; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên bản khám nghiệm tử thi được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

Theo Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biên bản điều tra như sau:

Biên bản điều tra

Khi tiến hành hoạt động điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.

Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.

Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.

Theo đó, khi tiến hành khám nghiệm tử thi thì người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản khám nghiệm tử thi.

Và Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản.

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về biên bản khám nghiệm tử thi năm 2023. Luật Nam Sơn xin gửi đến quý bạn đọc. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ Luật Nam Sơn để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư HàLuật sư Trung và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Hotline: 1900.633.246,

Email: Luatnamson79@gmail.com

1900.633.246 tv.luatnamson@gmail.com Follow on facebook